TỔ CHỨC SỰ KIỆN EVENT: NGHỀ CÂN NÃO

Nhắc đến tổ chức sự kiện event, đa phần chúng ta hình dung đó là một nghề thỏa mãn được óc sáng tạo, sự đam mê, năng động và luôn có những trải nghiệm mới thú vị.
Không ít các bạn trẻ được hòa mình vào những sự kiện đặc biệt Heineken Countdown Party, Soundfest… và ước ao trở thành một thành viên của Ban tổ chức. Tuy nhiên, để có được ánh hào quang rực rỡ, ít ai biết rằng dân “event’ phải trải qua những cuộc cân não căng thẳng, từ khâu lên ý tưởng, thiết kế hình ảnh, quản lý chi phí đến lập kế hoạch thực hiện và triển khai thực tế
.
Quản lý sự kiện là gì?

Có nhiều cách hiểu thế nào là sự kiện tùy thuộc vào góc độ nhìn nhận của người trong nghề. Người làm marketing coi event là một công cụ below-the-line hữu ích giúp thương hiệu “giao tiếp” với những khách hàng mục tiêu một cách chuẩn xác và ấn tượng nhất. Người làm công tác tổ chức sự kiện, hội nghị, hội thảo… nhìn nhận sự kiện là kết quả cuối cùng của một chuỗi các công việc hậu cần hướng đến việc thỏa mãn sự kỳ vọng của người tham dự…
Quản lý sự kiện thường bao gồm các bước: nghiên cứu thương hiệu, xác định đối tượng mà sự kiện hướng tới, đề ra mục tiêu của sự kiện, phát triển ý tưởng chủ đạo, lập ngân sách và kế hoạch triển khai, chuẩn bị logistic, nhân sự và các yếu tố kỹ thuật để thực hiện chương trình, tổng kết và tiến hành các hoạt động hậu kỳ khác giúp kéo dài hiệu ứng của sự kiện đó.


Một sự kiện được tổ chức

Tố chất của người làm sự kiện event

Những tố chất cơ bản của người làm sự kiện có thể kể đến là óc tổ chức tốt, năng động, sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm tốt, cẩn thận đến từng chi tiết, có sức khỏe tốt và đam mê cháy bỏng với nghề. Ngoài những tố chất trên, muốn đạt được thành công, người làm sự kiện cần có óc quan sát. Mọi chi tiết trong cuộc sống dù là nhỏ nhất đều có thể trở thành tư liệu đáng quý cho một sự kiện trong tương lai và đôi khi lại trở thành ý tưởng mấu chốt làm nên một chương trình mới lạ, độc đáo.
Tuy nhiên, để bền lâu với công việc này, người làm tổ chức sự kiện event còn phải tôi luyện cho mình tinh thần thép để giữ được bình tĩnh và sáng suốt ứng phó với mọi sự cố bất ngờ. Một sự kiện thành công phải là một chương trình diễn ra “nuột nà” từ đầu đến cuối mà người tham dự không thể nhận ra những rắc rối nơi hậu trường, như một vũ công vẫn phải nhảy múa sao cho khán giả không thể nhận ra cô đang bị đau chân vậy.

Tổ chức sự kiện evnet: Nghề cân não

 

Để có được một sự kiện “chất”, người làm tổ chức sự kiện ngoài việc cần có những yếu tố mang tính lý thuyết như sức khỏe, kỹ năng, kiến thức… còn rất cần một “tinh thần thép” hay ngắn gọn là “cân não”. Vậy cân não ở những giai đoạn nào?
Lên ý tưởng: ý tưởng cho một chương trình không phải dễ mà có. Ngoài những phút xuất thần, thì người làm tổ chức sự kiện phải rèn luyện kỹ năng suy nghĩ và khái quát ý tưởng nhanh (brainstorm), tức là phải phân tích mọi ý nghĩ lóe lên trong đầu. Rất nhiều khi phải trăn trở với ý tưởng, mất ăn mất ngủ mà chưa chắc đã ra được “đứa con tinh thần” như ý.
Người làm nghề phải là người luôn tìm thấy cảm hứng trong công việc, vì những sáng kiến chỉ nảy sinh khi có cảm hứng. Cảm hứng cộng với một chút liều lĩnh dựa trên nền tảng là những kiến thức vững chắc về marketing, am hiểu tâm lý khán giả, thái độ cầu thị và luôn làm mới mình sẽ là những yếu tố nền tảng cho một ý tưởng đột phá.

 Bao nhiêu việc và người liên quan đến khâu: cắt băng khai mạc?


 Bài toán về cost-effective… đau đầu không ít nhà tổ chức sự kiện. 

 

Các sự cố không mời mà đến trong quá trình thực hiện như những “cơn đau tim” vậy. Tổ chức sự kiện event nghĩa là có sự tham gia của nhiều người và bất kỳ sự cố nào cũng có “nguy cơ” ảnh hưởng đến nhiều người và bạn cũng hiểu hiệu ứng đám đông có sức mạnh như thế nào? Dù cả ekip đã nỗ lực hết sức cho một sự kiện nhưng vẫn không thể tránh khỏi một vài sự cố. Vậy cân não là để tìm ra hướng giải quyết thỏa đáng nhất, tốt nhất. Để có được hướng giải quyết hợp lý, bạn cần kinh qua nhiều trải nghiệm khác nhau để rút ra bài học chứ không chỉ đơn thuần là cố gắng suy nghĩ.
Thật khó để bạn trẻ có thể vừa trau dồi tri thức, vừa phải học cách vượt qua những áp lực này. Tuy nhiên, mỗi công việc đều có một đặc thù riêng và nếu đã yêu nghề và quyết tâm với nghề, bạn phải luôn nỗ lực trau dồi, cập nhật bản thân. Vượt qua những áp lực này, người làm sự kiện giành được vinh quang riêng mà ít nghề nào có được, nó được ví như cảm giác chinh phục đỉnh Everest.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét